Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

THỦ TỤC KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Ngày 13/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón

Theo đó, Bộ NN-PTNT được giao quản lý và hướng dẫn việc Khảo nghiệm phân bón. So với các quy định pháp luật trước đây về quản lý phân bón, việc khảo nghiệm phân bón đã có sự thay đổi rõ ràng và có chiều hướng tích cực hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phân bón.


Bước 1: Lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm phân bón 
Bước 2: Gửi Đề cương Khảo nghiệm tới Sở Nông Nghiệp và PTNT
Bước 3: Tiến hành Khảo nghiệm phân bón
Bước 4: Đánh giá, lập Báo cáo Khảo nghiệm phân bón
Bước 5: Hoàn thiện Hồ sơ Khảo nghiệm phân bón

Mọi thắc mắc và khó khăn đối với các vấn đề liên quan tới Giấy phép sản xuất phân bón; Chứng nhận hợp quy phân bón;Tư vấn và chứng nhận ISO 9001:2008 trong lĩnh vực sản xuất phân bón; Khảo nghiệm phân bón; Chuyển giao công thức phân bón; Đánh giá tác động môi trường. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và  được hưởng dịch vụ tốt nhất.Mr Đức: 0945.001.005


Bước 1: Lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm phân bón
Trước khi thực hiện khảo nghiệm, cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm (Doanh nghiệp) phải lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm phân bón theo quy định tại quy phạm khảo nghiệm phân bón.

Nội dung chủ yếu của đề cương khảo nghiệm như sau:

1. Tên, địa chỉ của cơ sở có phân bón và cơ sở khảo nghiệm;
2. Chủng loại, tên phân bón, các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, đặc tính chủ yếu của phân bón khảo nghiệm;
3. Nguồn gốc xuất xứ phân bón: kết quả nghiên cứu, nhập khẩu, chuyển nhượng, chuyển giao...;
4. Cây trồng khảo nghiệm;
5. Loại đất khảo nghiệm (theo bảng phân loại đất Việt Nam);
6. Công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng;
7. Địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện hẹp, diện rộng;
8. Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi số liệu, phương pháp xử lý số liệu;
9. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng;
10. Đối với các loại phân bón là chất cải tạo đất, phân bón có chứa chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất tăng khả năng miễn dịch cây trồng hoặc các trường hợp khác trong đề cương khảo nghiệm phải nêu rõ phương pháp bố trí thí nghiệm, phân bón đối chứng, chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đặc thù và các nội dung khác có liên quan.

Bước 2: Gửi đề cương Khảo nghiệm phân bón cho Sở NNPTNT
Sau khi cơ sở khảo nghiệm hoặc Doanh nghiệp có phân bón tự khảo nghiệm có quyết định phê duyệt Đề cương khảo nghiệm, Cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm gửi đề cương khảo nghiệm phân bón được phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.

Bước 3: Khảo ngiệm phân bón
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện khảo nghiệm phân bón hoặc thuê một đơn vị khác có chức năng khảo nghiệm.

Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) có đủ các điều kiện dưới đây được quyền thực hiện khảo nghiệm phân bón:

1. Cơ sở khảo nghiệm phân bón:
a) Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón và/hoặc nghiên cứu  phân bón trong quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Về nhân lực: có ít nhất 03 cán bộ kỹ thuật là biên chế chính thức hoặc hợp đồng từ 01 năm trở lên, có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: nông hoá thổ nhưỡng, nông học, trồng trọt hoặc các ngành có liên quan như: hoá học, sinh học, môi trường và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón.

2. Cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón tự khảo nghiệm:
a) Có Giấy phép sản xuất phân bón (đối với cơ sở sản xuất phân bón) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón (đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh);
b) Về nhân lực: theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

Việc khảo nghiệm phân bón được thực hiện theo Quy phạm khảo nghiệm Ban hành kèm theo Thông tư số  41  /2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Đánh giá, lập Báo cáo Khảo nghiệm phân bón
Kết thúc khảo nghiệm phân bón, cơ sở có phân bón khảo nghiệm phải tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và lập Báo cáo Khảo nghiệm phân bón. Việc đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm phân bón.

Báo cáo Khảo nghiệm phân bón được thực hiện theo Thông tư số  41  /2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hoặc có thể thao khảo tại: Báo cáo khảo nghiệm phân bón do GOOD VIỆT NAM hướng dẫn.

Cơ sở có phân bón khảo nghiệm tự chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm, ban hành quyết định về việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu và thực hiện công bố hợp quy theo quy định; lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón phục vụ việc thanh tra, kiểm tra.

Bước 5: Hồ sơ Khảo nghiệm phân bón
Sau khi thực hiện khảo nghiệm phân bón, đánh giá và lập báo cáo khảo nghiệm phân bón. Cơ sở khảo nghiệm phân bón (cơ sở khảo nghiệm hoặc Doanh nghiệp tự khảo nghiệm) phải lưu giữ Hồ sơ khảo nghiệm phân bón tại cơ sở mình.

Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đề cương khảo nghiệm phân bón;
2. Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón;
3. Quyết định của cơ sở có phân bón khảo nghiệm về việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu;
4. Nhật ký khảo nghiệm phân bón ghi chép chi tiết quá trình khảo nghiệm; số liệu gốc của các khảo nghiệm.

Khảo nghiệm phân bón là gì ?

Phân bón trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ cần thực hiện chứng nhận hợp quy và khảo nghiệm đầy đủ để đảm bảo an toàn cho sản phẩm và sức khỏe tính mạng của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm của bạn

Khảo nghiệm phân bón là gì ?

Khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định. Phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.  Việc khảo nghiệm phân bón đã được quy định tại Thông tư số 41/2014/TT- BNNPTNT ban hành ngày 13/11/2014 hướng dẫn một số điều của nghị định 202/2013/NĐ- CP về quản lý phân bón. Các loại phân bón bao gồm cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy để đưa vào sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên thị trường. Và trên hết đối với một đơn vị sản xuất phân bón, muốn các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng công nhận một sản phẩm phân bón mới để sản xuất và kinh doanh trên thị trường thì nhất thiết phải tiến hành việc khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định hiện hành.


KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Những loại phân bón nào là "thật" và đảm bảo chất lượng?
Đáp: Những loại phân bón có chứng nhận chất lượng từ những cơ quan có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp là những phân bón đảm bảo chất lượng.
Hỏi: Vậy ai là người sẽ đi kiểm nghiệm, khảo nghiệm, chất lượng phân bón?
Đáp: Những doanh nghiệp, công ty khi sản xuất ra loại phân bón mới, hoặc nhập khẩu một loại phân bón vào nước ta trước hết phải đăng ký kiểm nghiệm chất lượng, để biết được loại phân bón đó có phù hợp với loại cây trồng nào, đất nào, những phương pháp canh tác nào có tác động gì đến môi trường không... sau đó mới được lưu hành trên thị trường. Nhưng có những cơ sở sản xuất phân bón lại tự ý sản xuất những loại phân bón mà không qua kiểm nghiệm đã đưa vào sản xuất là trái quy định và không có chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.
Hỏi: vậy khảo nghiệm phân bón là gì? vì sao phải khảo nghiệm?
Đáp: khảo nghiệm phân bón là quá trình thử nghiệm phân bón trên đồng ruộng có quy mô vừa và nhỏ, từ đó theo dõi đánh giá hiệu quả của phân bón đối với cây trồng trong một khoảng thời gian và điều kiện nhất định.
Khảo nghiệm phân bón là để xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác. Cung cấp những thông tin chính xác và cách sử dụng đối với từng loại đất để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như những khuyến cáo đến với người sử dụng. Tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường...
Từ những điều trên rút ra kết luận, những loại phân bón đã được kiểm nghiệm, khảo nghiệm thực tiễn và cấp giấy chứng nhận chất lượng từ 6 trung tâm, cơ sở trên là những loại phân bón đảm bảo chất lượng, an toàn. Để ngăn chặn những loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng, mọi người hãy dùng những sản phẩm có dấu chứng nhận nhé.