Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Công bố hợp quy là gì?

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. (Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)

Hướng dẫn chi tiết công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ LÀ GÌ?

Chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ hay chứng nhận hợp quy phân bón hữu cơ là việc đánh giá chất lượng sản phẩm phân bón sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với quy định của pháp luật. Phân bón là một sản phẩm nằm trong Danh mục Sản phẩm có khả năng không an toàn buộc phải có Chứng nhận và Công bố Hợp quy nếu các Công ty sản xuất hoạt động trong Lĩnh vực này (Theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT)

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đã quy định những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường thì bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, như hợp quy phân bón.

Việc Chứng nhận Hợp Quy Phân Bón vô cơ, hữu cơ sẽ:

– Chứng minh cho người sử dụng sản phẩm đạt chất lượng như công bố
– Đáp ứng các luật định và yêu cầu quản lý nhà nước
– Tăng uy tín, nâng cao chất lượng và thương hiệu góp phần tăng giá trị thặng dư cho doanh nghiệp
BẮT BUỘC CÔNG BỐ CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VỚI NHỮNG SẢN PHẨM NÀO?

Danh mục các sản phẩm phân bón hữu cơ, vô cơ phải chứng nhận và công bố hợp quy theo thông tư số 36/2010/TT – BNNPTNT bao gồm:

 Urê
 Supe lân
Phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ khoáng
Phân hữu cơ vi sinh
Phân vi sinh vật
Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng
Các loại phân bón: Hữu cơ, Hữu cơ khoáng, Hữu cơ vi sinh,Hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ

Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Việc đánh giá hợp quy sản phẩm phân bón được thực hiện theo thông tư số 36/2010/TT – BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
– Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
– Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
– Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;
– Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
– Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
– Kế hoạch giám sát định kỳ;
– Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC CÔNG BỐ CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ

Lợi ích chứng hợp quy phân bón đối với nhà sản xuất

Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm…
Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với Cơ quan quản lý

Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY PHÂN BÓN

Phân bón là một sản phẩm nằm trong Danh mục sản phẩm có khả năng không an toàn, bắt buộc phải có chứng nhận và Công bố hợp quy nếu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này
 
Bước 1:
Đánh giá sự phù hợp của phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Việc đánh giá hợp quy sản phẩm phân bón được thực hiện theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT đối với phân bón hữu cơ và Thông tư 29/2014/TT-BCT đối với phân bón vô cơ).
Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân phân bố hợp quy.
Bước 2:
Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương (trong 7 ngày làm việc).
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân.
 Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy phân bón (theo mẫu);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón
Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn.
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuản ISO 9001;
Kế hoạch giám sát định kỳ,
Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;

2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo mẫu);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phân bón (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy phân bón của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.

Kiến nghị Chính phủ cho điều tra diện rộng về phân bón



P.HCM kiến nghị thanh tra an toàn thực phẩm trên diện rộng
Thủ tướng: Làm rõ thông tin tiêu cực trong vụ điện thoại cùi bắp
Nhằm tạo bước đột phá mạnh trong đấu tranh, lập lại trật tự cho thị trường phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra...
TPO - Nhằm tạo bước đột phá mạnh trong đấu tranh, lập lại trật tự cho Thị trường phân bón, Hiệp hội phân bón Việt Nam đề nghị chính phủ chỉ đạo kiểm tra đồng loạt tình hình sản xuất Kinh doanh phân bón trên toàn quốc.
Kiến nghị Chính phủ cho điều tra diện rộng về phân bón -
Ngày 27/2/2017 ông Nguyễn Hạc Thúy- Phó Chủ tịch thường trực- Tổng thư ký trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã ký và gửi kiến nghị số 190 đến Thủ tướng cùng các Bộ ngành liên quan, đề nghị Nhà nước cho tổng kiểm tra thị trường, và hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh phân bón tại 63 tỉnh thành trên cả nước, nhằm lập lại trật tự cho thị trường phân bón, tránh thiệt hại lớn vì tệ nạn phân bón giả với hàng chục triệu hộ nông dân và nền nông nghiệp Việt Nam...

Văn bản kiến nghị số 190 nêu rõ: riêng vụ phát hiện việc sản xuất phân bón giả của Công ty CP Thuận Phong tại Đồng Nai, tới nay đã có tới hàng chục cuộc họp các cấp trong hơn một năm rưỡi. Ngày 11/11/2016, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình điều hành phiên họp liên Bộ, đã kết luận Công ty CP Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất, buôn bán phân bón giả, giao cho Bộ Công an xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/3/2017, nhưng tới nay việc này vẫn chưa xử lý xong.

Nhằm tạo bước đột phá mạnh trong đấu tranh, lập lại trật tự cho thị trường phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra đồng loạt tình hình sản xuất kinh doanh phân bón trên toàn quốc;

Kiến nghị đưa mặt hàng phân bón chịu thuế VAT 0%

Trong 11 đề xuất, kiến nghị của Bộ Công thương với Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại Hội nghị Tổng kết ngành Công thương, mặt hàng phân bón được kiến nghị đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0%.

Cụ thể, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xem xét, đề xuất việc đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0%, để tạo điều kiện phát triển sản xuất.


Liên tiếp trong năm 2016, hàng loạt doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý chỉ ra chính sách thuế giá trị gia tăng VAT đối với phân bón đang khiến doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước điêu đứng.

Theo các DN, việc phân bón thuộc danh mục mặt hàng không chịu thuế VAT không khuyến khích DN sản xuất đầu tư công nghệ mà tạo thuận lợi cho phân bón giả, kém chất lượng hoành hành.
Theo các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, sau khi mặt hàng phân bón được đưa vào danh mục không chịu thuế VAT theo Luật 71 năm 2014, có hiệu lực từ đầu năm 2015, khiến doanh nghiệp bị thiệt hại hàng tỷ đồng, do giảm doanh thu, lợi nhuận và người nông dân không hưởng lợi mà phân bón lại tăng cao.

Việc phân bón thuộc danh mục mặt hàng không chịu thuế VAT còn không khuyến khích doanh nghiệp sản xuất đầu tư công nghệ mà tạo thuận lợi cho phân bón giả, kém chất lượng hoành hành.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất thiết kế 800.000 tấn/năm. Đại diện doanh nghiệp cho biết, trước đây, tuy phân bón phải chịu thuế VAT 5% nhưng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là khí có thuế VAT 10% nên được khấu trừ thuế. Đến nay, theo Luật thuế số 71, mặt hàng này không phải chịu thuế VAT đầu ra nhưng lại không được khấu trừ thuế VAT đầu vào khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng 400 tỷ/năm.

Trong khi đó, phân bón nhập khẩu được giảm 5% thuế VAT khiến giá rẻ hơn phân bón nội. Hầu hết các nhà máy phân bón trong nước đã phải giảm sản lượng vì bị phân bón nhập khẩu cạnh tranh quyết liệt.

Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, áp dụng theo Luật 71 thì các sản phẩm phân bón nhập khẩu đã rẻ càng rẻ hơn. Chính vì thế, khi Luật 71 có hiệu lực, nhập khẩu phân ure về Việt Nam lên tới 652.000 tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2014 – khi chưa có Luật này.


Các nếp nhăn sẽ biến mất trong một giờ. Công thức ở đây
Các doanh nghiệp cho rằng, nếu không sửa Luật thuế 71 theo hướng đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT thì ngành sản xuất phân bón trong nước khó trụ vững trong thời gian tới.

Phát hiện phân bón giả, xử lý người đứng đầu địa phương

“Từ tháng 3 đến tháng 11-2016, Công an TP.HCM đã khởi tố ba vụ án liên quan tới phân bón giả với 17 bị can.
Có 13 vụ bị xử phạt hành chính” - đó là những con số được đưa ra tại hội nghị sơ kết thực hiện các kế hoạch về kiểm tra hoạt động sản xuất, Kinh doanh phân bón tại huyện Bình Chánh, ngày 13-1.

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, cho biết ngoài vi phạm về môi trường, hầu hết các cơ sở phân bón đều vi phạm an toàn hóa chất, vi phạm về nhãn hiệu, chất lượng hàng hóa. Có tình trạng các cơ sở có giấy phép đã làm giả chính sản phẩm của mình.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đánh giá thời gian qua TP rất quyết liệt xử lý hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại nhưng vẫn còn biểu hiện “dàn đều” trong kiểm tra, xử lý phân bón giả. Sự phối hợp, kiểm soát địa bàn của các quận, huyện, phường, xã chưa chặt chẽ.

Theo ông Tuyến, thời gian tới có ba vấn đề lớn TP cần chấn chỉnh, trong đó phải nhấn mạnh trách nhiệm kiểm soát địa bàn của người đứng đầu địa phương. Nếu để địa bàn mình có những cơ sở sản xuất phân bón giả, không phép thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Những cơ sở vi phạm nếu đủ điều kiện thì chuyển cơ quan chức năng khởi tố ngay, xử lý đến nơi đến chốn.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Điều kiện để kinh doanh phân bón vô cơ

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.
3. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.
4. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.
5. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.
6. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.
7. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đối với sản xuất phân bón

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
2.1 Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với công suất sản xuất. Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT.
2.2 Dây chuyền sản xuất phải đáp ứng công suất sản xuất, được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.
2.3 Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.
2.4 Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.
2.5 Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực, công suất sản xuất. Kho chứa có các phương tiện bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian lưu giữ. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa. Kho chứa phân bón phải có nội quy thể hiện được nội dung về đảm bảo chất lượng phân bón và vệ sinh, an toàn lao động.
2.6 Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ phải có hợp đồng lập thành văn bản và phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP Tổ chức, cá nhân nhận thuê sản xuất phân bón vô cơ phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP và yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 29/2014/TT-BCT. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 29/2014/TT-BCT.
2.7 Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
2.8 Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
 3. Yêu cầu về nhân lực
3.1 Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cő sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
3.2 Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

Phân bón vô cơ nhập khẩu phải làm những thủ tục kiểm tra gì?

Phân bón vô cơ nhập khẩu phải làm những thủ tục kiểm tra gì?

 Khi nhập khẩu mặt hàng phân bón vô cơ, ngoài việc xuất trình cho cơ quan hải quan bản sao Giấy chứng nhận hợp quy lô hàng phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp, doanh nghiệp còn phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Việc kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ nhập khẩu được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân được nhập khẩu phân bón vô cơ khi đáp ứng điều kiện sau: "... Có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp; loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường".

Điều 15 Thông tư số 29/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định giấy tờ, tài liệu nhập khẩu phân bón vô cơ phải bao gồm “Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp”. Ngoài ra, Điều 25 Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định: “Việc kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BCT”.

Căn cứ trên các văn bản pháp luật trên, khi nhập khẩu mặt hàng phân bón vô cơ, ngoài việc xuất trình cho cơ quan hải quan bản sao Giấy chứng nhận hợp quy lô hàng phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp, doanh nghiệp còn phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT TÊN PHÂN BÓN MỚI - PHÂN BÓN KHẢO NGHIỆM

QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT TÊN PHÂN BÓN MỚI - PHÂN BÓN KHẢO NGHIỆM


ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN PHÂN BÓN


I.  Nguyên tắc đặt tên phân bón
  1. Mỗi loại phân bón khi được đưa vào Danh mục phân bón chỉ có một tên gọi duy nhất phù hợp theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàn hoá và Quy định này.
  2. Các kiểu đặt tên dưới đây không được chấp nhận:
  3. a) Chỉ bao gồm bằng các chữ số;
  4. b) Vi phạm đạo đức xã hội;
  5. c) Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hoá phân bón đang được bảo hộ;
  6. d) Gây hiểu lầm với bản chất, công dụng của phân bón.
đ) Phân bón sản xuất để sử dụng ở Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài, trừ các loại phân bón sản xuất ở Việt Nam theo hợp đồng của nước ngoài hoặc sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài.
  1. Đối với phân bón nhập khẩu mang tên tiếng nước ngoài có kèm theo tên tiếng Việt thì tên tiếng Việt phải thực hiện theo quy định tại điểm a, b,c, d khoản 2 Điều 13 của quy định này.
II. Trình tự đặt tên phân bón
  1. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký tên phân bón khi nộp hồ sơ khảo nghiệm hoặc đăng ký vào Danh mục phân bón.
  2. Cục Trồng trọt thẩm định tên phân bón, trường hợp không phù hợp theo quy định, thông báo để thay đổi tên khác phù hợp.
  3. Tên chính thức của phân bón mới là tên được ghi trong Quyết định công nhận loại phân bón đó.
III.  Đổi tên phân bón
  1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng, tổ chức, cá nhân được quyền đổi tên phân bón
  2. Điều kiện đổi tên
  3. a) Chỉ áp dụng đối với các loại phân bón đã có trong danh mục phân bón, khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng;
  4. b) Việc đổi tên phân bón phải phù hợp quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Quy định này.
  5. Thủ tục đổi tên
  6. a) Đơn đăng ký đổi tên phân bón (Biểu mẫu số 04);
  7. b) Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hoá của Cục Sở hữu trí tuệ;
  8. c) Hợp đồng chuyển nhượng của các tổ chức, cá nhân (bản chính);
  9. d) Cục Trồng trọt tiếp nhận và thẩm định, nếu hợp lệ trình Bộ ban hành quyết định đổi tên phân bón

QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
1.  MỤC ĐÍCH:
- Hệ thống hóa các bước thực hiện quy trình khảo nghiệm phân bón đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm theo quy định.

- Mô tả rõ trách nhiệm của các cán bộ và các phòng liên quan khi thực hiện quy trình.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Áp dụng đối với các cán bộ và các phòng khi được phân công thực hiện khảo nghiệm phân bón theo yêu cầu của khách hàng.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN:

- Quyết định số 242/QĐ-TT-VP ngày 13/06/2012 của Cục trưởng Cục Trồng trọt quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007 /QH 12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định của Chính phủ số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Nghị định số: 202/2013/NĐ-CP, nghị định về quản lý phân bón.
- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫ thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Thông tư số 29/2014/TT-BCT, ngày 30/9/2014 Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý phải mua phải bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
4. THUẬT NGỮ/ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT:

- Phòng KHHCTH: Phòng Kế hoạch Hành chính Tổng hợp

- Khảo nghiệm phân bón: là quá trình khảo nghiệm phân bón trên đồng ruộng có quy mô vừa và nhỏ từ  đó theo dõi để đánh giá hiệu quả của Phân bón đối với cây trồng trong một khoảng thời gian và điều kiện nhất định.

5. NỘI DUNG:

5.1 Tư vấn hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm

5.1.1 Loại phân bón phải khảo nghiệm

Các loại phân bón dưới đây bao gồm cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy để đưa vào sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên thị trường:

1) Phân bón mới tạo ra trong nước.

2) Phân bón nhập khẩu lần đầu có bằng độc quyền sáng chế (Patent) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sell-CFS) hoặc tương đương.

5.1.2. Hồ sơ gồm

5.1.2.1. Hồ sơ phân bón mới tạo ra trong nước:

+ Giấy đăng ký kinh doanh

+ Tài liệu kỹ thuật liên quan tới phân bón cần khảo nghiệm (Tên, thành phần phân bón cần khảo nghiệm, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo an toàn...)

+ Cam kết của Công ty về bản quyền, sở hữu loại phân khảo nghiệm (BM 01)

5.1.2.2. Phân bón nhập khẩu

- Hồ sơ khách hàng phải cung cấp

+ Giấy đăng ký kinh doanh

+ Giấy phép nhập khẩu

+ CFS hoặc tương đương

+ Thông báo kết quả kiểm tra chất lương hàng hóa về loại phân bón nhập khẩu

+ Tài liệu kỹ thuật liên quan tới phân bón cần khảo nghiệm (Tên, thành phần phân bón cần khảo nghiệm, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo an toàn...)

5.1.3. Hồ sơ xin Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm

(1) Thành phần hồ sơ, gồm có:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;

d) Bản tiếng nước ngoài giới thiệu: thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;

đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập khẩu để khảo nghiệm;

e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

(f) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng  kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

(h) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.1.4. Thời gian xử lý hồ sơ khảo nghiệm: không quá 3 ngày

5.1.5. Nơi tiếp nhận và trả kết quả xử lý hồ sơ: Bộ phận một cửa – Văn phòng Cục Trồng trọt.

5.2 Quy trình thực hiện khảo nghiệm

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Tổ chức, cá nhân gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp cho Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề sản xuất phân bón;
c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác do Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định cấp (hiện tại chưa cần);
Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được ban hành hoặc chưa có tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Trồng trọt chỉ định thì nộp tài liệu chứng minh việc đáp ứng các quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao chụp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ;
e) Bản sao chụp Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động;
g) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành và danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho người lao động trực tiếp sản xuất không phải cấp chứng chỉ và do đơn vị có chức năng hoặc doanh nghiệp tổ chức theo chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng do Cục Trồng trọt ban hành khi Thông tư này có hiệu lực.

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP GIA CÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP GIA CÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ




- Căn cứ Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Căn cứ Thông tư số: 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón
Hồ sơ xin cấp giấy phép gia công phân bón vô cơ
I. Tài liệu pháp lý xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Đơn đề nghị cấp Giấy phép  gia công phân bón vô cơ
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đầu tư
Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ)
II. Tài liệu về yêu cầu về cơ sở vật chất - điều kiện kỹ thuật xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón).
Bản sao hợp đồng thử nghiệm phân tích mẫu phân bón, nguyên liệu đầu vào với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
Hình ảnh về tủ lưu mẫu sản phẩm của Công ty
Bản sao bản công bố tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
Bản sao Giấy Chứng nhận hợp quy kèm danh mục phân bón được chứng nhận hợp quy
Nhãn các bao bì phân bón vô cơ do Công ty sản xuất (bản photo)Thương hiệu sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ (nếu có).
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phân bón (nếu có).
Bản sao giấy chứng nhận ISO 9001: 2008 hoặc tương đương;
III. Tài liệu về điều kiện đối với nhân lực xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, kinh doanh
Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động của Công ty. (Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kinh doanh có liên quan trực tiếp đến kinh doanh phân bón;
Bảng lương hoặc BHXH hoặc Hợp đồng lao động của đội ngũ quản lý, kỹ thuật của Công ty để chứng minh những người này hiện đang làm việc tại Công ty
Bản sao hợp lệ bằng đại học của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;
Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón cho một số cán bộ, công nhân liên quan.
Chứng chỉ về đào tạo kiến thức phân bón (nếu có)
Trình tự cấp giấy phép gia công phân bón vô cơ
-  Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
-  Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm c Khoản này;
-  Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP PHÂN BÓN VÔ CƠ

Hồ sơ cấp phép sản xuất phân bón vô cơ gồm

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ; 
d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
k) Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ);

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI XIN CẤP GIẤY PHÉP THUÊ GIA CÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ

Những lưu ý:
Danh mục phân bón vô cơ thuê sản xuất phải cùng chủng loại với danh mục của công ty sản xuất
Ví dụ như sau:
1. Công ty A là đơn vị sản xuất phân bón NPK và NPK bổ sung trrung vi lượng (dạng hạt)
2. Công ty B là đơn vị đi thuê gia công
Vậy nên Công ty A gia công cho công ty B là những sản phẩm NPK và NPK bổ sung trng vi lượng (dạng hạt) , không được phép gia công NPK, NPK bổ sung trung vi lượng (dạng lỏng) hoặc gia công phân vi lượng
Hình ảnh minh họa

Về thành phần hồ sơ xin cấp phép thuê gia công như sau:
I. Tài liệu pháp lý xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Đơn đề nghị cấp Giấy phép  gia công phân bón vô cơ (Download tại đây)
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đầu tư
Hợp đồng thuê gia công

II. Tài liệu về yêu cầu về cơ sở vật chất - điều kiện kỹ thuật xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón).
Bản sao hợp đồng thử nghiệm phân tích mẫu phân bón, nguyên liệu đầu vào với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
Bản sao bản công bố tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
Bản sao Giấy Chứng nhận hợp quy kèm danh mục phân bón được chứng nhận hợp quy
Nhãn các bao bì phân bón vô cơ do Công ty sản xuất (bản photo)Thương hiệu sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ (nếu có).
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phân bón (nếu có).
Bản sao giấy chứng nhận ISO 9001: 2008 hoặc tương đương;
III. Tài liệu về điều kiện đối với nhân lực xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, kinh doanh
Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động của Công ty. (Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kinh doanh có liên quan trực tiếp đến kinh doanh phân bón;
Bảng lương hoặc BHXH hoặc Hợp đồng lao động của đội ngũ quản lý, kỹ thuật của Công ty để chứng minh những người này hiện đang làm việc tại Công ty
Bản sao hợp lệ bằng đại học của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;
Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón cho một số cán bộ, công nhân liên quan.
Chứng chỉ về đào tạo kiến thức phân bón (nếu có)

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP QUY PHÂN BÓN

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy (Căn cứ Điều 23 Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT)
1. Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này; Download tại đây
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
c) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
2 . Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này;Download tại đây
b) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);
c) Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;
d) Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
đ) Kế hoạch giám sát định kỳ;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.

THỦ TỤC, HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ

 Căn cứ vào Nghị đinh 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/2/2014: Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn Quản lý Phân bón hữu cơ và phân bón khác
- Căn cứ vào Nghị đinh 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/2/2014: Bộ Công Thương quản lý phân vô cơ

1. Hồ sơ cấp phép sản xuất phân bón vô cơ gồm
1.1 Danh mục hồ sơ xin cấp phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này (Download tại đây);
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này (Download tại đây); Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
k) Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ);
1.2 Trình tự cấp phép sản xuất phân bón vô cơ
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
b) Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm c Khoản này
c) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Quy trình lưu hành phân bón hữu cơ và phân bón khác

Bước 1: Lập giấy phép đăng ký kinh doanh phải có nghành nghề "Sản xuất phân bón và hợp chất Nitơ" với mã nghành 2012
Bước 2: Xin giấy phép môi trường: Doanh nghiệp liên hệ với Sở tài nguyên, hoặc Bộ tài nguyên môi trường để hoàn thiện giấy môi trường
- Với trường hợp xin giấy phép môi trường nếu Doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ và phân bón khác và tương lai sẽ sản xuất phân bón vô cơ thì nên xin giấy phép môi trường " Cho nhà máy sản xuất phân bón vô cơ, hữu cơ và phân bón khác" Nếu chỉ sản xin cho hữu cơ và phân bón khác sau này Doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ thì phải bổ sung, với trường hợp bổ sung rất lâu và tốn kém.
Bước 3: Xin giấy phép xây dựng: Doanh nghiệp liên hệ với Sở xây dựng để hoàn thiện
Bước 4: Xin giấy phép Phòng cháy chữa cháy: Doanh nghiệp liên hệ với Công an phòng cháy chữa cháy để hoàn thiện
Bước 5: Mua sắm trang thiết bị máy móc: Doanh nghiệp nên mua trang thiết bị máy móc phù hợp với dây chuyền sản xuất phân bón của doanh nghiệp./
Bước 6: Chuyển giao công thức phân bón: Ở công đoạn này doanh nghiệp có 02 sự lựa chọn, có thể là khảo nghiệm phân bón hoặc là chuyển giao công thức phân bón (tức là chuyển giao công thức phân bón đã có trong danh mục phân bón của BNNPTNT được phép sản xuất tại Việt Nam) hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón
Về phần khảo nghiệm:
Về phần khảo nghiệm: Doanh nghiệp lựa chọn công thức phân bón hữu cơ phù hợp với thị hiếu của người dùng hoặc phù hợp với thổ nhưỡng mà Doanh nghiệp muốn cung cấp phân bón tại khu vực đấy. Tuy nhiên thời gian khảo nghiệm sẽ kéo dài 6-12 tháng tùy theo từng loại cây ngắn ngày và cây lâu năm. Trường hợp chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón với thời gian hoàn thiện hồ sơ tầm 10 ngày
Chuyển giao công thức phân bón: Tức có nghĩa là bán đứt tên phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất tại Việt Nam
Chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón (chi tiết tại đây): Tức là chuyển giao quy trình sản xuất (cho thuê tên trong thời gian 5 năm hoặc 10 năm hoặc 20 năm để sản xuất)
Những vấn đề lưu ý khi đi khào nghiệm hoặc chuyển giao công thức, chuyển giao công nghệ (xem chi tiết tại đây)
1. Doanh nghiệp phải lựa chọn công thức (sản phầm) phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm
2. Doanh nghiệp phải lựa chọn công thức (sản phầm) phù hợp với nguyên vật liệu hiện có cụ thể như sau:
Ví dụ: Nguyên vật liệu của Doanh nghiệp lấy mẫu đi phân tích thành phầm hàm lượng như sau:
Hữu cơ (HC): 15%, N-P-K: 2-3-2, Axit Humic: 2,5%, Bo: 100ppm, Mg: 2%, Mn: 200ppm. Thì doanh nghiệp nên nhận chuyển giao công thức có thành phần, hàm lượng tương đồng với nguyên liệu mà Doanh nghiệp lấy đi phân tích. Nếu Doanh nghiệp nhận chuyển giao công thức có hàm lượng cao hơn so với nguyên liệu hiện có thì khi sản xuất phải bổ sung thêm hàm lượng, nếu trường hợp ngược lại thì sẽ gây thất thoát cho doanh nghiệp
Bước 7: Xin giấy phép sản xuất phân bón: Tham khảo link chi tiết tại đây
Bước 8: Cục trồng trọt cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác sau bước này Doanh nghiệp thiện hiện công bố hợp quy tại Sở NNPTNT
Có 02 hình thức công bố hợp quy Căn cứ vào Điều 23 Thông tư số: 55/2012/TT-BNNPTNT
1. Thuê tổ chức chứng nhận
2. Tự doanh nghiệp chứng nhận
Lưu ý:
- Đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Điều 23 Thông tư Số 55/2012/TT-BNNPTNT cho phép tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Đối với phân bón vô cơ bắc buộc phải thuê tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận
Hồ sơ chi tiết công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc thuê tổ chức chứng nhận
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
Ms Luyến Trần– Phụ trách kinh doanh

Mobi.: 0905.786.499

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP GIA CÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ

- Căn cứ Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Căn cứ Thông tư số: 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công thương Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón
Hồ sơ xin cấp giấy phép gia công phân bón vô cơ
I. Tài liệu pháp lý xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Đơn đề nghị cấp Giấy phép  gia công phân bón vô cơ
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đầu tư
Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ)
II. Tài liệu về yêu cầu về cơ sở vật chất - điều kiện kỹ thuật xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón).
Bản sao hợp đồng thử nghiệm phân tích mẫu phân bón, nguyên liệu đầu vào với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
Hình ảnh về tủ lưu mẫu sản phẩm của Công ty
Bản sao bản công bố tiêu chuẩn cơ sở áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
Bản sao Giấy Chứng nhận hợp quy kèm danh mục phân bón được chứng nhận hợp quy
Nhãn các bao bì phân bón vô cơ do Công ty sản xuất (bản photo)Thương hiệu sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ (nếu có).
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phân bón (nếu có).
Bản sao giấy chứng nhận ISO 9001: 2008 hoặc tương đương;
III. Tài liệu về điều kiện đối với nhân lực xin giấy phép gia công phân bón vô cơ
Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, kinh doanh
Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động của Công ty. (Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kinh doanh có liên quan trực tiếp đến kinh doanh phân bón;
Bảng lương hoặc BHXH hoặc Hợp đồng lao động của đội ngũ quản lý, kỹ thuật của Công ty để chứng minh những người này hiện đang làm việc tại Công ty
Bản sao hợp lệ bằng đại học của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;
Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón cho một số cán bộ, công nhân liên quan.
Chứng chỉ về đào tạo kiến thức phân bón (nếu có)
-  Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
-  Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm c Khoản này;
-  Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
Ms Luyến Trần– Phụ trách kinh doanh

Mobi.: 0905.786.499

THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP PHÂN BÓN VÔ CƠ

Hồ sơ cấp phép sản xuất phân bón vô cơ gồm
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này (Download tại đây);
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này (Download tại đây); Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
k) Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ)
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ đến Quý Đơn vị.

Trân trọng cám ơn.
Best regards,
------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
Ms Luyến Trần– Phụ trách kinh doanh

Mobi.: 0905.786.499
Quy trình khảo nghiệm phân bón
Khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

khao nghiem phan bon

VÌ SAO PHẢI KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN?

Việc khảo nghiệm phân bón mới nhằm xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.

Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.

Phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Và trên hết đối với một đơn vị sản xuất phân bón, muốn các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng công nhận một sản phẩm phân bón mới để sản xuất và kinh doanh trên thị trường thì nhất thiết phải tiến hành việc khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định hiện hành.

QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Tiếp nhận yêu cầu khảo nghiệm từ khách hàng

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp làm hồ sơ khảo nghiệm

Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng theo đề cương

Theo dõi, thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo và báo cáo. Nghiệm thu kết quả khảo nghiệm

Hoàn tất các thủ tục để công nhận phân bón mới và bổ sung vào danh mục.

Quy trình khảo nghiệm phân bón

Quy trình khảo nghiệm phân bón
Khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

khao nghiem phan bon

VÌ SAO PHẢI KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN?

Việc khảo nghiệm phân bón mới nhằm xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.

Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.

Phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Và trên hết đối với một đơn vị sản xuất phân bón, muốn các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng công nhận một sản phẩm phân bón mới để sản xuất và kinh doanh trên thị trường thì nhất thiết phải tiến hành việc khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định hiện hành.

QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Tiếp nhận yêu cầu khảo nghiệm từ khách hàng

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp làm hồ sơ khảo nghiệm

Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng theo đề cương

Theo dõi, thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo và báo cáo. Nghiệm thu kết quả khảo nghiệm

Hoàn tất các thủ tục để công nhận phân bón mới và bổ sung vào danh mục.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Thủ tục nhập khẩu phân bón

Đối với các sản phẩm phân bón. Khi nhập khẩu về Việt Nam bắt buộc phải tuận thủ:
Trường hợp 1: Đối với phân NPK, Đa trung vi lượng (phân vô cơ)
Bước 1: Đăng ký vào danh mục
Bước 2: trong thời gian đăng ký vào danh mục thì chúng ta làm hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón
Bước 3: Khi sản phẩm đã về đến Việt Nam thì chúng ta Công bố TCCS.
Thủ tục nhập khẩu phân bón | thủ tục nhập khẩu phân bón

Trường hợp 2: Đối với phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, phân bón lá
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón
Bước 2: Nhập khẩu phân bón về phục vụ khảo nghiệm
Bước 3: Đăng ký vào danh mục phân bón
Bước 4: Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Điều  27. Nhập khẩu phân bón
1. Thương nhân nhập khẩu phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành không phải xin phép.
2. Thương nhân nhập khẩu phân bón ngoài Danh mục phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải được Cục Trồng trọt cấp phép:
a) Phân bón mới để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty;
d) Phân bón làm hàng mẫu, tham gia hội chợ, triểm lãm, làm quà tặng, phục vụ nghiên cứu khoa học.
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón hoặc để sản xuất loại phân bón xuất khẩu theo hợp đồng;
Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu phân bón
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 03/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp.
d) Một (01) bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần nguyên liệu, thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo khi vận chuyển, lưu trữ, sử dụng phân bón kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu.
2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón


Căn cứ Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016), Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón (có hiệu lực từ ngày 01/02/2014).

Điều kiện kinh doanh mới
(
Điều kiện kinh doanh cũ
Quy định bị bãi bỏ
Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
(Điểm đ bị bãi bỏ)
e) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu về nhân lực
a) Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng
b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
Điều 8b. Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 8 được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trong thời gian quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được ban hành thì thực hiện theo quy định sau:
1. Công suất sản xuất
Công suất sản xuất phân bón phải phù hợp với dây chuyền, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất.
2. Diện tích phục vụ sản xuất
a) Có hoặc thuê nhà xưởng, kho/bãi chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm với diện tích phù hợp với công suất sản xuất;
b) Có hoặc thuê diện tích mặt bằng đáp ứng yêu cầu về giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm hoặc các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
3. Kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu
a) Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phù hợp với công suất sản xuất hoặc kế hoạch sản xuất;
b) Kho chứa có mái che, tường bao chắc chắn, có nền chống thấm và có các phương tiện bảo quản, trừ kho chứa nguyên liệu hữu cơ;
c) Có nội quy kho chứa đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.
4. Máy móc, thiết bị sản xuất
a) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa: Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ; nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột; khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng; dây chuyền vận chuyển; hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột; hệ thống cân, đóng gói thành phẩm;
b) Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh vật, các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men đối với sản xuất phân bón vi sinh vật và phân hữu cơ vi sinh;
c) Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
6. Quy trình công nghệ sản xuất
Có quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.
7. Quản lý chất lượng
Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trở lên hoặc tương đương; đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.
8. Nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón
a) Có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất;
b) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia.
9. Phòng kiểm nghiệm
a) Có phòng kiểm nghiệm phân tích được các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận để kiểm soát chất lượng cho từng lô phân bón được sản xuất;
b) Trường hợp có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nghiệm, các máy móc, thiết bị đo lường kiểm nghiệm phải có giấy kiểm định hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
Điều 15b. Điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác
Các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 về điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón hữu cơ, phân bón khác phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón hữu cơ, phân bón khác bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng và điều kiện vệ sinh môi trường.
2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ và phương tiện vận chuyển bảo đảm được chất lượng; không rò rỉ, phát tán ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ phân bón hữu cơ, phân bón khác đã quá hạn sử dụng.
3. Có kho chứa hoặc hợp đồng thuê kho chứa phân bón hữu cơ, phân bón khác thành phẩm đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ; trong kho chứa phân bón hữu cơ, phân bón khác phải được xếp đặt tách biệt với các hàng hóa khác, không bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa, nắng, gió, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, gây mùi làm ô nhiễm khu vực lân cận.
4. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón hữu cơ và phân bón khác, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phải đảm bảo được chất lượng và điều kiện vệ sinh môi trường.
5. Có chứng từ, hóa đơn hợp pháp về nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp đối với từng loại phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Điều 20. Khảo nghiệm phân bón
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tự tổ chức khảo nghiệm hoặc hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm theo quy phạm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm.
1a. Tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện dưới đây được thực hiện khảo nghiệm phân bón:
a) Đối với cơ sở khảo nghiệm phân bón: Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón hoặc nghiên cứu phân bón trong quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp; về nhân lực: Có ít nhất 03 cán bộ kỹ thuật là biên chế chính thức hoặc hợp đồng từ 01 năm trở lên, có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: Nông hóa thổ nhưỡng, nông học, trồng trọt hoặc các ngành có liên quan như: Hóa học, sinh học, môi trường và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón;
b) Đối với cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón tự khảo nghiệm: Có Giấy phép sản xuất phân bón (đối với cơ sở sản xuất phân bón) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh); về nhân lực: theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Phân bón chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam trước khi Nghị định này có hiệu lực phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về khảo nghiệm phân bón; ban hành quy phạm khảo nghiệm phân bón.
Điều 4. Hướng dẫn thực hiện một số điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP) được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trong thời gian quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được ban hành thì thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
PHỤ LỤC VIIHƯỚNG DẪN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC
I. Địa điểm sản xuất
Địa điểm sản xuất phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
II. Công suất sản xuất
Công suất sản xuất phân bón phải phù hợp với dây chuyền, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất.
III. Diện tích phục vụ sản xuất
1. Có hoặc thuê nhà xưởng, kho/bãi chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm với diện tích phù hợp với công suất sản xuất.
2. Có hoặc thuê diện tích mặt bằng đáp ứng yêu cầu về giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm hoặc các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
IV. Kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu
1. Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phù hợp với công suất sản xuất hoặc kế hoạch sản xuất.
2. Kho chứa có mái che, tường bao chắc chắn, có nền chống thấm và có các phương tiện bảo quản, trừ kho chứa nguyên liệu hữu cơ.
3. Có nội quy kho chứa đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.
V. Máy móc, thiết bị sản xuất
1. Có dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa:
a) Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ;
b) Nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột;
c) Khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng;
d) Dây chuyền vận chuyển;
đ) Hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột;
e) Hệ thống cân, đóng gói thành phẩm.
2. Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh vật, các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men đối với sản xuất phân bón vi sinh vật và phân hữu cơ vi sinh.
3. Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
VI. Quy trình công nghệ sản xuất
Có quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.
VII. Quản lý chất lượng
Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trở lên hoặc tương đương; đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.
VIII. Nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón
1. Có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất.
2. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia.
IX. Phòng kiểm nghiệm
1. Có phòng kiểm nghiệm phân tích được các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận để kiểm soát chất lượng cho từng lô phân bón được sản xuất.
2. Trường hợp có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nghiệm, các máy móc, thiết bị đo lường kiểm nghiệm phải có giấy kiểm định hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
Điều 8. Hướng dẫn thực hiện điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác
Các quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón hữu cơ, phân bón khác phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón hữu cơ, phân bón khác bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng và điều kiện vệ sinh môi trường.
2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ và phương tiện vận chuyển bảo đảm được chất lượng; không rò rỉ, phát tán ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ phân bón hữu cơ, phân bón khác đã quá hạn sử dụng.
3. Có kho chứa hoặc hợp đồng thuê kho chứa phân bón hữu cơ, phân bón khác thành phẩm đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ; trong kho chứa phân bón hữu cơ, phân bón khác phải được xếp đặt tách biệt với các hàng hóa khác, không bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa, nắng, gió, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, gây mùi làm ô nhiễm khu vực lân cận.
4. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón hữu cơ và phân bón khác, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phải đảm bảo được chất lượng và điều kiện vệ sinh môi trường.
5. Có chứng từ, hóa đơn hợp pháp về nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp đối với từng loại phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Điều 16. Điều kiện để được thực hiện khảo nghiệm phân bón
Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) có đủ các điều kiện dưới đây được quyền thực hiện khảo nghiệm phân bón:
1. Cơ sở khảo nghiệm phân bón:
a) Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón và/hoặc nghiên cứu phân bón trong quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Về nhân lực: có ít nhất 03 cán bộ kỹ thuật là biên chế chính thức hoặc hợp đồng từ 01 năm trở lên, có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: nông hóa thổ nhưỡng, nông học, trồng trọt hoặc các ngành có liên quan như: hóa học, sinh học, môi trường và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón.
2. Cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón tự khảo nghiệm:
a) Có Giấy phép sản xuất phân bón (đối với cơ sở sản xuất phân bón) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón (đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh);
b) Về nhân lực: theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 4, 8, 16 Phụ lục VII Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT