Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
1.  MỤC ĐÍCH:
- Hệ thống hóa các bước thực hiện quy trình khảo nghiệm phân bón đối với các loại phân bón phải khảo nghiệm theo quy định.

- Mô tả rõ trách nhiệm của các cán bộ và các phòng liên quan khi thực hiện quy trình.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Áp dụng đối với các cán bộ và các phòng khi được phân công thực hiện khảo nghiệm phân bón theo yêu cầu của khách hàng.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN:

- Quyết định số 242/QĐ-TT-VP ngày 13/06/2012 của Cục trưởng Cục Trồng trọt quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007 /QH 12 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định của Chính phủ số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Nghị định số: 202/2013/NĐ-CP, nghị định về quản lý phân bón.
- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫ thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Thông tư số 29/2014/TT-BCT, ngày 30/9/2014 Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý phải mua phải bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
4. THUẬT NGỮ/ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT:

- Phòng KHHCTH: Phòng Kế hoạch Hành chính Tổng hợp

- Khảo nghiệm phân bón: là quá trình khảo nghiệm phân bón trên đồng ruộng có quy mô vừa và nhỏ từ  đó theo dõi để đánh giá hiệu quả của Phân bón đối với cây trồng trong một khoảng thời gian và điều kiện nhất định.

5. NỘI DUNG:

5.1 Tư vấn hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm

5.1.1 Loại phân bón phải khảo nghiệm

Các loại phân bón dưới đây bao gồm cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy để đưa vào sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên thị trường:

1) Phân bón mới tạo ra trong nước.

2) Phân bón nhập khẩu lần đầu có bằng độc quyền sáng chế (Patent) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sell-CFS) hoặc tương đương.

5.1.2. Hồ sơ gồm

5.1.2.1. Hồ sơ phân bón mới tạo ra trong nước:

+ Giấy đăng ký kinh doanh

+ Tài liệu kỹ thuật liên quan tới phân bón cần khảo nghiệm (Tên, thành phần phân bón cần khảo nghiệm, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo an toàn...)

+ Cam kết của Công ty về bản quyền, sở hữu loại phân khảo nghiệm (BM 01)

5.1.2.2. Phân bón nhập khẩu

- Hồ sơ khách hàng phải cung cấp

+ Giấy đăng ký kinh doanh

+ Giấy phép nhập khẩu

+ CFS hoặc tương đương

+ Thông báo kết quả kiểm tra chất lương hàng hóa về loại phân bón nhập khẩu

+ Tài liệu kỹ thuật liên quan tới phân bón cần khảo nghiệm (Tên, thành phần phân bón cần khảo nghiệm, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo an toàn...)

5.1.3. Hồ sơ xin Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm

(1) Thành phần hồ sơ, gồm có:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;

d) Bản tiếng nước ngoài giới thiệu: thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;

đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập khẩu để khảo nghiệm;

e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

(f) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng  kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

(h) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.1.4. Thời gian xử lý hồ sơ khảo nghiệm: không quá 3 ngày

5.1.5. Nơi tiếp nhận và trả kết quả xử lý hồ sơ: Bộ phận một cửa – Văn phòng Cục Trồng trọt.

5.2 Quy trình thực hiện khảo nghiệm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét