Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Quy trình lưu hành phân bón hữu cơ và phân bón khác

Bước 1: Lập giấy phép đăng ký kinh doanh phải có nghành nghề "Sản xuất phân bón và hợp chất Nitơ" với mã nghành 2012
Bước 2: Xin giấy phép môi trường: Doanh nghiệp liên hệ với Sở tài nguyên, hoặc Bộ tài nguyên môi trường để hoàn thiện giấy môi trường
- Với trường hợp xin giấy phép môi trường nếu Doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ và phân bón khác và tương lai sẽ sản xuất phân bón vô cơ thì nên xin giấy phép môi trường " Cho nhà máy sản xuất phân bón vô cơ, hữu cơ và phân bón khác" Nếu chỉ sản xin cho hữu cơ và phân bón khác sau này Doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ thì phải bổ sung, với trường hợp bổ sung rất lâu và tốn kém.
Bước 3: Xin giấy phép xây dựng: Doanh nghiệp liên hệ với Sở xây dựng để hoàn thiện
Bước 4: Xin giấy phép Phòng cháy chữa cháy: Doanh nghiệp liên hệ với Công an phòng cháy chữa cháy để hoàn thiện
Bước 5: Mua sắm trang thiết bị máy móc: Doanh nghiệp nên mua trang thiết bị máy móc phù hợp với dây chuyền sản xuất phân bón của doanh nghiệp./
Bước 6: Chuyển giao công thức phân bón: Ở công đoạn này doanh nghiệp có 02 sự lựa chọn, có thể là khảo nghiệm phân bón hoặc là chuyển giao công thức phân bón (tức là chuyển giao công thức phân bón đã có trong danh mục phân bón của BNNPTNT được phép sản xuất tại Việt Nam) hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón
Về phần khảo nghiệm:
Về phần khảo nghiệm: Doanh nghiệp lựa chọn công thức phân bón hữu cơ phù hợp với thị hiếu của người dùng hoặc phù hợp với thổ nhưỡng mà Doanh nghiệp muốn cung cấp phân bón tại khu vực đấy. Tuy nhiên thời gian khảo nghiệm sẽ kéo dài 6-12 tháng tùy theo từng loại cây ngắn ngày và cây lâu năm. Trường hợp chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón với thời gian hoàn thiện hồ sơ tầm 10 ngày
Chuyển giao công thức phân bón: Tức có nghĩa là bán đứt tên phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất tại Việt Nam
Chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón (chi tiết tại đây): Tức là chuyển giao quy trình sản xuất (cho thuê tên trong thời gian 5 năm hoặc 10 năm hoặc 20 năm để sản xuất)
Những vấn đề lưu ý khi đi khào nghiệm hoặc chuyển giao công thức, chuyển giao công nghệ (xem chi tiết tại đây)
1. Doanh nghiệp phải lựa chọn công thức (sản phầm) phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm
2. Doanh nghiệp phải lựa chọn công thức (sản phầm) phù hợp với nguyên vật liệu hiện có cụ thể như sau:
Ví dụ: Nguyên vật liệu của Doanh nghiệp lấy mẫu đi phân tích thành phầm hàm lượng như sau:
Hữu cơ (HC): 15%, N-P-K: 2-3-2, Axit Humic: 2,5%, Bo: 100ppm, Mg: 2%, Mn: 200ppm. Thì doanh nghiệp nên nhận chuyển giao công thức có thành phần, hàm lượng tương đồng với nguyên liệu mà Doanh nghiệp lấy đi phân tích. Nếu Doanh nghiệp nhận chuyển giao công thức có hàm lượng cao hơn so với nguyên liệu hiện có thì khi sản xuất phải bổ sung thêm hàm lượng, nếu trường hợp ngược lại thì sẽ gây thất thoát cho doanh nghiệp
Bước 7: Xin giấy phép sản xuất phân bón: Tham khảo link chi tiết tại đây
Bước 8: Cục trồng trọt cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác sau bước này Doanh nghiệp thiện hiện công bố hợp quy tại Sở NNPTNT
Có 02 hình thức công bố hợp quy Căn cứ vào Điều 23 Thông tư số: 55/2012/TT-BNNPTNT
1. Thuê tổ chức chứng nhận
2. Tự doanh nghiệp chứng nhận
Lưu ý:
- Đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Điều 23 Thông tư Số 55/2012/TT-BNNPTNT cho phép tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Đối với phân bón vô cơ bắc buộc phải thuê tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận
Hồ sơ chi tiết công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc thuê tổ chức chứng nhận
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
Ms Luyến Trần– Phụ trách kinh doanh

Mobi.: 0905.786.499

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét